• goldenblitz creative

Kiểm thử thiết kế - quá trình giúp nhà thiết kế am hiểu khách hàng mục tiêu

Kiểm thử thiết kế là quá trình thu thập phản hồi của người dùng về các yếu tố trực quan như font chữ, màu sắc, bố cục và hình ảnh. Các yếu tố này đã có những tác động đáng kể đến cách người dùng tiếp cận thương hiệu của bạn. Theo nghiên cứu, tính nhất quán làm cho thương hiệu của bạn tăng trung bình 23% doanh thu, điều đó cho thấy việc thử nghiệm trong thiết kế thực sự quan trọng như thế nào.


Thông thường, các nhà thiết kế và các bên liên quan sẽ đưa ra những đặc điểm để mô tả thương hiệu. Sau đó, họ quyết định sử dụng yếu tố thiết kế phù hợp với những đặc điểm đó. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt nhất để xây dựng kế hoạch phát triển cho sản phẩm kỹ thuật số.


Việc các nhà thiết kế hoặc các bên liên quan nghĩ rằng chỉ cần các yếu tố thiết kế phù hợp sẽ làm cho thương hiệu có vẻ thân thiện hoặc sáng tạo, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người dùng cũng cảm thấy như vậy.


Việc kiểm thử người dùng thực là một quá trình vô cùng quan trọng để tìm hiểu xem hình ảnh mà bạn thiết kế có mô tả những điều bạn muốn thể hiện, và điều đó có mang lại hiệu quả cho thương hiệu của bạn hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu cách để thực hiện quá trình kiểm thử giúp mang lại hiệu quả cho sản phẩm nhé.


Kiểm thử thiết kế là gì?


Trong kiểm thử thiết kế, người dùng được cung cấp một visual stimulus (kích thích thị giác), ví dụ như prototype hoặc hình ảnh của sản phẩm kỹ thuật số. Tuy nhiên, điều này không đủ để tìm hiểu xem người dùng thích hay không thích thiết kế của bạn, bởi vì chúng không chỉ rõ những đặc điểm nào của thương hiệu tác động đến người dùng.


Bạn phải sử dụng một cách tiếp cận có cấu trúc, tức là các phương pháp kiểm thử thiết kế đã được chứng minh và thu thập từ ấn tượng đầu tiên. Các phương pháp kiểm thử này bao gồm thử nghiệm 5 giây hoặc một bộ câu hỏi mở để hiểu sâu hơn những gì người dùng cảm nhận về thiết kế của bạn.


Minh họa bởi Gautham k m - Blitz Creatives
Minh họa bởi Gautham k m - Blitz Creatives

Thực hiện kiểm thử thiết kế với đối tượng mục tiêu


Bạn không nên thực hiện kiểm thử thiết kế với nhóm hoặc các bên liên quan. Và bạn cũng không nên thử nghiệm với bất kỳ người nào ngoài đường.


Mục tiêu của kiểm thử thiết kế nên tập trung vào những đối tượng thực sự sẽ sử dụng trang web, ứng dụng hoặc sản phẩm kỹ thuật số của bạn – tức là đối tượng mục tiêu – xem phản ứng của họ với thiết kế như thế nào.


Bước đầu tiên là liệt kê nhân khẩu học và đặc điểm của đối tượng mục tiêu. Một số công cụ như Teston có thể giúp bạn thực hiện điều này, bằng cách cung cấp các bộ lọc phân khúc để kiểm tra khi tìm kiếm người dùng mục tiêu.


Những đặc điểm, mong muốn và khó khăn của đối tượng mục tiêu sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ người dùng đang tìm kiếm gì từ sản phẩm. Nhưng chỉ có thử nghiệm mới thực sự cho bạn biết chắc chắn liệu sản phẩm của bạn có đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ hay không.


Một số phương pháp thử nghiệm người dùng có thể giúp bạn thực hiện điều đó.


Các phương pháp kiểm thử thiết kế đơn giản


Sử dụng kiểm thử thiết kế để đánh giá ấn tượng đầu tiên của người dùng đối với sản phẩm, điều này cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn, chỉ có 0,05 giây để tạo ấn tượng trực quan với người dùng khi vào một trang web. Dưới đây là bốn phương pháp kiểm thử có thể giúp bạn đánh giá các phản hồi ban đầu đối với thiết kế của mình.

  1. Kiểm tra ưu tiên: Hiển thị cho người dùng hai thiết kế hoặc hai biến thể trên một thiết kế và hỏi xem họ thích cái nào hơn và tại sao.

  2. Khảo sát người dùng: Đặt câu hỏi cho người dùng về chi tiết và tính năng của thiết kế.

  3. Thử nghiệm 5 giây: Hiển thị cho người dùng thiết kế của bạn chỉ trong năm giây và tìm hiểu cảm nhận lần đầu tiên của họ.

  4. Kiểm tra lần nhấp đầu tiên: Yêu cầu người dùng hoàn thành một hành động trên trang web của bạn.

Đây là những bài kiểm thử ngắn và đơn giản để kiểm tra một chi tiết hoặc nhiệm vụ đơn lẻ. Tuy nhiên, kiểm thử người dùng có thể mang lại những kết quả bất ngờ, đồng thời nó cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về suy nghĩ của người dùng đối với tính thẩm mỹ và thương hiệu.


Kiểm tra tính khả dụng thiết kế của bạn


Sự hấp dẫn của một thiết kế liên quan trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Thiết kế rõ ràng, đơn giản và có thẩm mỹ sẽ khiến mọi người cảm thấy dễ sử dụng hơn.


Chẳng hạn, một thiết kế tối giản, cân đối giúp người dùng tìm kiếm một cách dễ dàng. Thiết kế kém làm cho sản phẩm khó sử dụng.


Hãy tưởng tượng bạn đang mua sắm trên trang thương mại điện tử này:



Thiết kế lộn xộn, nhiều hình ảnh không tải được và sử dụng nhiều thanh trượt. Tất cả những yếu tố thiết kế này dẫn đến UX kém.


Mặt khác, một thiết kế cũng có thể trông tuyệt vời với kiểu chữ, màu sắc được kết hợp đẹp mắt, sử dụng khoảng trắng hiệu quả, v.v., thế nhưng trang web vẫn có thể khó sử dụng, chúng cũng làm giảm sự hấp dẫn của thiết kế. Điều này càng nhấn mạnh sự quan trọng của thiết kế tương tác.


Theo Miklos Philips “Thiết kế tương tác tốt đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra UX tuyệt vời. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của các nguyên tắc thiết kế UX.”


Như bạn có thể thấy, kiểm thử thiết kế và kiểm thử tính khả dụng có mối quan hệ mật thiết trong việc mang đến hiệu quả cho sản phẩm. Vì vậy, hãy xem xét tính khả dụng trong các thiết kế của bạn.


Kiểm thử prototype


Tạo prototype (nguyên mẫu) là một cách tốt để đo lường hiệu quả của các thiết kế trước khi chúng được hoàn thiện. Các prototype có độ chính xác cao, vì chúng được xem như một phiên bản thực tế của sản phẩm cuối cùng.


Bằng cách kiểm thử các prototype, bạn có thể đánh giá tính khả dụng của các yếu tố thiết kế. Chẳng hạn, bạn có thể tìm hiểu xem kiểu chữ bạn chọn có đủ rõ ràng hay không, hệ thống phân cấp trực quan có dẫn người dùng đi đúng hướng? Để làm điều này, bạn nên kiểm thử người dùng dựa trên nhiệm vụ được nêu dưới đây.


Xem xét những nhiệm vụ mà người dùng hoàn thành khi sử dụng sản phẩm của bạn


Cho dù bạn đang kiểm thử prototype hoặc cải thiện thiết kế của một sản phẩm hiện có, cách tốt nhất để phân tích khả năng sử dụng là đặt các tác vụ để người dùng hoàn thành. 


Giả sử nhiệm vụ của người dùng là đặt một cuộc hẹn để tham khảo ý kiến ​​với công ty. Bằng cách phân tích các bản ghi người dùng, bạn có thể nhận thấy một số yếu tố thiết kế đang khiến người dùng không thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Ví dụ, nút CTA của bạn quá chìm so với màu nền.


Yêu cầu người dùng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của họ khi thực hiện các nhiệm vụ, điều đó có thể giúp bạn nắm bắt những suy nghĩ của người dùng về sản phẩm. Nhưng nếu bạn muốn hỏi người dùng những  cụ thể, hãy đợi cho đến khi họ hoàn thành nhiệm vụ.


Thu thập phản hồi khi người dùng kết thúc các nhiệm vụ


Khi người dùng đã hoàn thành các nhiệm vụ, bạn có thể cung cấp một kịch bản kiểm thử với các câu hỏi về thiết kế trực quan của sản phẩm. Điều này giúp bạn nhận được phản hồi của người dùng về tổng thể thiết kế, cũng như tính khả dụng trong toàn bộ hành trình của người dùng.


Tại thời điểm này, bạn có thể đặt những câu hỏi để thu thập phản ứng của người dùng. Đó có thể là những câu hỏi mở như “Mục đích của ứng dụng này là gì?” hoặc “Bạn mô tả trang web này như thế nào?”

Về cơ bản, thông qua kiểm thử tính khả dụng, bạn có cơ hội phân tích cách người dùng tương tác và phản hồi với thiết kế của bạn.


Minh họa bởi Shan Shen - Blitz Creatives
Minh họa bởi Shan Shen - Blitz Creatives

Kiểm thử thiết kế và kiểm thử tính khả dụng luôn đi đôi với nhau


Thiết kế trực quan tác động đến thương hiệu và khả năng sử dụng. Nhà thiết kế và các bên liên quan không nên tự đưa ra quyết định. Kiểm thử thiết kế là điều cần thiết để nhận được phản hồi từ người dùng thực.


Bước đầu tiên của kiểm thử thiết kế là thiết lập đối tượng mục tiêu của bạn. Tuyển dụng vị trí kiểm thử từ đối tượng mục tiêu của bạn là cách duy nhất để đảm bảo thiết kế của bạn đáp ứng nhu cầu của họ. Sau đó, bạn có thể tìm hiểu những ấn tượng đầu tiên của đối tượng mục tiêu về thiết kế của mình, thông qua các thử nghiệm ưu tiên hoặc thử nghiệm lần nhấp chuột đầu tiên.


Kiểm thử tính khả dụng là một bước tiến xa hơn trong quá trình kiểm tra. Nó giúp bạn hiểu rõ các chức năng và nhiệm vụ của các yếu tố thiết kế trong việc dẫn dắt người dùng.

1 lượt xem0 bình luận