• goldenblitz creative

Các xu hướng thương mại điện tử cơ bản: Từ Facebook Shops đến Chatbots

Kiểm chứng chiến lược marketing bán lẻ của bạn với những xu hướng đang chiếm lĩnh thế giới Thương mại điện tử.



Các xu hướng trong ngành Thương mại điện tử đang dần thu hút sự chú ý khi các thương hiệu khám phá ra sự giao thoa giữa bán lẻ và công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Và, giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu, Thương mại điện tử lại một lần nữa vượt lên dẫn trước - như Forbes báo cáo, nó còn tăng tốc đáng kể những tháng gần đây. Giờ đây, bạn có thể mua sắm từ trình duyệt web, livestream trên mạng xã hội, công nghệ giọng nói và thực tế tăng cường.



Với những thông báo mới của Facebook Shops, và một số nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đang dẫn đầu trong cách thức đóng gói bền vững và giao thực phẩm bằng máy bay không người lái và robot, việc đón đầu làn sóng phát triển Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng cần theo đuổi thay vì chỉ là điều cần làm để tồn tại.


Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu hơn và làm rõ những xu hướng này.


1. Facebook và Instagram Shop


Vào tháng 5, Facebook đã công bố bước tiến mới nhất của mình vào thế giới Thương mại điện tử với Facebook Shops (bạn có thể xem cách nó hoạt động trong video bên dưới). Về cơ bản, đó là một phiên bản đơn giản của cửa hàng trực tuyến chạy trên ứng dụng Facebook và Instagram.



Điều thuận lợi ở đây là các ứng dụng đã được tối ưu hóa cho mọi nền tảng và mọi thiết bị, bạn chỉ cần tùy chỉnh (màu sắc, bố cục, v.v.) phần “cửa hàng” dành riêng trên trang Facebook hoặc hồ sơ Instagram của bạn và khách hàng sẽ có thể xem, lưu, chia sẻ và mua. Động thái này là để hỗ trợ cho các nhà bán lẻ nhỏ đang đối mặt với những thách thức của Covid-19 tại Mỹ.



Hãy phát triển cửa hàng của bạn trên Facebook và Instagram, đồng thời tạo nội dung giúp thu hút khách hàng trong tương lai.


2. Từ Offline đến Online


Vào cuối năm ngoái và vài tháng đầu năm 2020, chúng ta bắt đầu thấy sự thay đổi khi các thương hiệu truyền thống chỉ kinh doanh online đã chuyển sang offline – bằng cách tổ chức các pop-up, liên kết thương hiệu, sản phẩm giới hạn và các sự kiện. Amazon và Goop là những cái tên điển hình cho sự chuyển đổi này.



Tuy nhiên, những tháng gần đây, người tiêu dùng đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của các thương hiệu trong việc quay trở lại với thị trường online. Ngoài ra, các thương hiệu truyền thống chỉ sử dụng offline cũng nắm bắt cơ hội tham gia vào thị trường online - và trong nhiều trường hợp, nhanh chóng mở rộng và cải thiện các cửa hàng trực tuyến của họ để tạo thêm sự vững mạnh của họ trong tương lai.


Gã khổng lồ thương mại điện tử đa quốc gia Shopify gần đây đã cam kết chuyển hướng đầu tư để giúp các nhà cung cấp đã đóng cửa của mình thông qua bán hàng trực tuyến. Với sự gia tăng về doanh thu đăng ký và nhiều người bán mới tham gia nền tảng, tăng trưởng doanh thu của công ty đã bùng nổ trong quý đầu tiên của năm 2020. Công ty đã không thực hiện marketing thương hiệu nữa và tập trung cải thiện các kênh bán hàng và cách vận hành của mình — giúp tinh gọn, tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng.


Nhưng không chỉ đơn giản là tạo ra một giao dịch trực tuyến dễ dàng, các thương hiệu đang tìm cách livestream các sự kiện và truyền thông xã hội để lấp đầy khoảng trống của kết nối thương hiệu với khách hàng.


3. Đẩy mạnh nội dung video



Hầu hết chúng ta đều xem các bài đánh giá trước khi mua và ngày càng xem xét kĩ lưỡng các video đánh giá sản phẩm trước khi mua. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy 62% khách hàng xem video đánh giá sản phẩm trước khi mua hàng và 84% đã bị thuyết phục mua sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi xem video của thương hiệu.


Tại sao lại thế? Vì nó là một cách hấp dẫn và dễ hiểu để trả lời câu hỏi của khách hàng, giải thích hoặc giới thiệu về sản phẩm. Để có ví dụ về việc làm tốt điều này, hãy tìm đến các tổ chức trong không gian phần mềm như Headspace và phần giới thiệu về ứng dụng của họ hoặc video quảng cáo này của Duolingo.



Nhiều nhà marketing cũng báo cáo rằng video là dạng nội dung hiệu quả nhất, về mặt tăng chuyển đổi, tăng lưu lượng truy cập không mất phí và mức độ tương tác tích cực cao - nhưng chúng cũng là phần nội dung khó nhất để đi đúng hướng.


4. Công nghệ và Thương mại điện tử


Không có gì ngạc nhiên khi vào năm 2020, chúng ta luôn thấy nhiều tính năng tốt hơn, sản phẩm thông minh hơn và trải nghiệm khách hàng được cải thiện. Và thực sự có một vài công nghệ đang vươn lên trong thế giới Thương mại điện tử:


Thương mại bằng giọng nói


Đã có những lời xì xào về tất cả những điều mà công nghệ giọng nói sẽ làm cho chúng ta trong những năm tới. Loup Ventures gần đây đã công bố số liệu ước tính sẽ có khoảng 28% hộ gia đình ở Mỹ có loa thông minh vào cuối năm 2018. Đến năm 2025, công ty dự báo rằng con số này sẽ lên đến 75%, chiếm 100 triệu hộ gia đình. Từ Google Home đến Amazon Echo đến Apple HomePod, mua sắm bằng giọng nói sẽ trở thành một cú hit lớn và chắc chắn là một điều mà bạn cần để mắt (hoặc cả tai) đến.


Thực tế tăng cường


Thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) đã bắt đầu thâm nhập vào nhiều lĩnh vực marketing và Thương mại điện tử sẽ không nằm ngoài bức tranh này. AR (và VR) cung cấp cho các nhà bán lẻ khả năng nâng cao trải nghiệm mua sắm ảo mà họ cung cấp và trong môi trường toàn cầu nơi các cửa hàng vật lý đang phải nhanh chóng điều chỉnh, có vẻ chúng ta sắp được chứng kiến một số thương hiệu lớn nhất thế giới thể hiện khả năng của họ.


Giao hàng bằng máy bay không người lái và Giao hàng bằng robot


Tại Mỹ, DoorDash đã thử nghiệm robot để giao đồ ăn cho khách hàng. Nếu bạn chưa từng thấy rô bốt giao hàng, hãy xem video này:



Cửa hàng tạp hóa và thực phẩm được coi là những mặt hàng đầu tiên sẽ được khởi động trong hành trình giao hàng thông qua thiết bị bay không người lái - tại Mobile, Alabama, tổ chức Buffalo Wild Wings địa phương gần đây đã công bố chương trình giao hàng thử nghiệm cho thực phẩm mang đi. Mặc khác, máy bay không người lái để thả vật tư y tế và giao sách thư viện cho trẻ em đi học cũng đã được bàn tán xôn xao.


5. Chatbots và Cá nhân hóa


Khi chatbot gặp trục trặc, chúng thực sự gây cảm giác khó chịu - tất cả chúng ta đều đã trải qua điều đó. Nhưng chatbot và các dịch vụ được cá nhân hóa tự động đang ngày càng tốt hơn. Không chỉ đơn giản là thực hiện một dịch vụ hỏi và trả lời, một số dịch vụ còn thể hiện tốt hơn bằng cách đưa ra các đề xuất trực tiếp được cá nhân hóa.



Cá nhân hóa nói chung không phải là mới - về cơ bản, nó có nghĩa là cung cấp bất kỳ thứ gì hơn là một trải nghiệm tổng thể, đồng nhất. Điều này có nghĩa là khai thác dữ liệu để nhắm đến người mua hàng mục tiêu dựa trên hành vi duyệt web của họ hoặc bất kỳ chi tiết nào khác mà họ đã cung cấp thông qua các tương tác trước đây.


Hãy nhớ đến các đề xuất sản phẩm của Amazon hoặc tùy chỉnh tài khoản của Spotify. Một trong những ví dụ ấn tượng hơn có thể thấy là nhà bán lẻ quần áo Very của Anh và chiến lược cá nhân hóa theo thời tiết của hãng. Dựa trên thời tiết ở khu vực địa phương của khách hàng, Very sẽ giới thiệu quần áo phù hợp.


6. Đa dạng và hòa nhập


Các thuật ngữ này nói về rất nhiều thứ, nhưng đã đến lúc tất cả các thương hiệu phải kết hợp một cách tiếp cận đa dạng và hòa nhập vào sản phẩm cũng như hoạt động marketing của họ.



Trong ngành công nghiệp làm đẹp nói riêng, đã có nhiều sự liều lĩnh những năm gần đây, với một số chiến dịch nổi tiếng dẫn đầu. Chẳng hạn, thương hiệu mỹ phẩm Fenty Beauty của Rihanna đã ủng hộ phương pháp marketing hòa nhập bằng cách nêu bật những phụ nữ và nền văn hóa chưa được đại diện trước đây trong đoạn giới thiệu ra mắt. Girlfriend Collective là một ví dụ khác, biến sự thể hiện đa dạng trở thành quy tắc trong cách tiếp cận của họ (bên cạnh việc sản xuất có trách nhiệm và sử dụng vật liệu tái chế).



7. Thương mại điện tử bền vững


Đây là một xu hướng bao gồm nhiều xu hướng phụ, nhưng không có ngành nào không bị ảnh hưởng bởi tính bền vững - như một xu hướng, đặc thù và đáng mong đợi. Trong thế giới của những công dân toàn cầu, cam kết của bạn đối với các mục tiêu bền vững cần phải được xác thực và giữ liên tục.


Thương mại điện tử bền vững bao gồm tất cả các phần của quy trình từ tạo sản phẩm đến phân phối. Điều này bắt đầu với việc tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm xã hội và tiếp theo là chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường (bao gồm mục tiêu không lãng phí và sử dụng 100% năng lượng tái tạo).



Việc giảm thiểu giấy tờ cũng đang biến thành việc làm được ưa chuộng - và điều đó có nghĩa là nhiều cơ hội hơn để sáng tạo với biên lai, email và bản tin kỹ thuật số của bạn.


Đối với ấn tượng tổng thể mà thương hiệu của bạn đang tạo ra cho khách hàng, việc kết hợp giao diện và cảm nhận về xu hướng Eco có thể là một phần trong hoạt động truyền thông của thương hiệu về sự thay đổi - hoặc một cách để nâng cao đặc tính bền vững của bạn nếu giá trị này luôn tồn tại.


8. Nhu cầu cao hơn đối với ứng dụng di động


Cuối cùng, gần đây chúng tôi nhận thấy một sự gia tăng trong nhu cầu với ứng dụng dành cho thiết bị di động. Đó có thể là bởi các nhà hàng chuyển sang bán hàng và giao hàng trực tuyến, sự bùng nổ của truyền thông ảo, hoặc nhiều đổi mới trong Thương mại điện tử nói chung.


Ví dụ, ở Anh, không ngạc nhiên khi nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các ứng dụng liên lạc như Houseparty, WhatsApp, Skype và Teams trong vài tháng qua. Dù lý do là gì, ứng dụng dành cho thiết bị di động vẫn là kim chỉ nam để bán sản phẩm hoặc dịch vụ.


Vậy là bạn đã có trong tay tám xu hướng mà chúng tôi tin rằng đang có tác động lớn đến Thương mại điện tử vào năm 2020. Hãy tận dụng nó thật tốt cho hoạt động kinh doanh của bạn.


Xem các bài Marketing liên quan tại đây.

6 lượt xem0 bình luận